Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Advertisement
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kiến thức Forex

Gap là gì? Các loại Gap thường gặp và cách giao dịch hiệu quả nhất

10/05/2022
in Kiến thức Forex
Gap là gì? Các loại Gap thường gặp và cách giao dịch hiệu quả nhất

MỤC LỤC

  • 1. Gap là gì?
  • 2. Khi nào Gap thường xảy ra nhất?
  • 3. Các loại Gap thường gặp
    • 3.1. Common Gap (gap thường gặp)
    • 3.2. Breakaway Gap (gap phá vỡ)
    • 3.3. Continuation Gap hay Runaway Gap (gap tiếp diễn)
    • 3.4. Exhaustion Gap (gap kiệt sức)
  • 4. GAP được lấp đầy khi nào?
  • 5. Lưu ý khi giao dịch với Gap

Gap là gì? Chắc chắn khi tham gia giao dịch forex hay chứng khoán, bạn đã từng nghe đến cụm từ này. Nhiều Trader tận dụng và khai thác Gap để tạo ra các cơ hội giao dịch để kiếm lời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu định nghĩa về Gap, lý do tại sao Gap lại xảy ra, lấp Gap là gì?, cách bạn có thể sử dụng chúng để thực hiện các giao dịch có lãi.

1. Gap là gì?

Như bạn đã biết, các biểu đồ được trình bày dưới dạng nến Nhật hiển thị trình tự chuyển động của giá trong một đơn vị thời gian nhất định, ví dụ: 5, 10 hoặc 15 phút… Theo đó, các thanh nến sẽ tuần tự nối tiếp nhau trên biểu đồ. Do tính thanh khoản cao của các công cụ tài chính, việc đóng nến hiện tại và hình thành một nến mới thường xảy ra ở cùng các mức giá.

Tuy nhiên, khi giá của một tài sản tăng hoặc giảm quá mạnh sẽ hình thành Gap trên biểu đồ. Vậy Gap là gì?

Gap là một khoảng trống về giá, được hình thành khi giá di chuyển quá đột ngột (tăng hoặc giảm) tạo ra một khoảng cách giữa giá đóng cửa của cây nến trước đó và giá mở cửa của cây nến tiếp theo.

Về cơ bản, GAP có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào thị trường có biến động mạnh làm giá nhảy vọt.

2. Khi nào Gap thường xảy ra nhất?

Gap trên thị trường forex xảy ra ít hơn so với các thị trường khác vì tiền tệ được giao dịch 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần. Một số thời điểm thường xuất hiện GAP là:

– Vào thứ 2 đầu tuần. Mặc dù thị trường forex đóng cửa đối với các giao dịch đầu cơ nhưng thị trường vẫn mở cửa cho các ngân hàng trung ương và một số tổ chức liên quan khác. Điều này có thể khiến giá mở cửa vào sáng thứ Hai sẽ khác với giá đóng cửa của ngày thứ Sáu trước đó, dẫn đến chênh lệch giá.

– Khi có một thông tin kinh tế, chính trị mạnh mẽ gây ảnh hưởng tới thị trường tài chính như các tin liên quan đến lãi suất FED , thông tin bản phi nông nghiệp (Nonfarm) hay là thông tin về sự thả nổi đồng tiền tệ nào đó…

– Vào những dịp lễ lớn như đón năm mới, lễ giáng sinh thì nhiều ngân hàng khắp thế giới bắt đầu kỳ nghỉ lễ của mình. Điều này đã làm giảm lượng lớn thanh khoản trên thị trường tạo điều kiện để Gap được hình thành.

3. Các loại Gap thường gặp

Gap được phân thành 4 loại, dựa theo các đặc điểm của chúng.

3.1. Common Gap (gap thường gặp)

Common gap (gap thường gặp) là dạng được giao dịch rộng rãi nhất, và cũng an toàn nhất để giao dịch. Dạng gap này được định hình bởi các mẫu biểu đồ thường gặp và thường xuất hiện vào phiên mở cửa của thứ Hai đầu tuần. Common gap thường được lấp đầy sau vài nến, do vậy, chúng có thể phù hợp với day trading ngắn hạn.

3.2. Breakaway Gap (gap phá vỡ)

Breakaway gap (gap phá vỡ) thường bắt đầu một xu hướng mới. Giá thường phá ngưỡng khỏi một pha nén chặt, và tiếp tục tăng hoặc giảm với xung lượng mạnh, bỏ khoảng gap lại phía sau. Nó xuất hiện sau một giai đoạn nén chặt và thường được kích hoạt bởi những sự kiện giật gân.

Breakaway GAP như một hiện tượng breakout, chính vì thế khoảng trống giá này có thể được lấp hoặc không được lấp (như hiện tượng retest hoặc đi thẳng sau khi breakout của thị trường), tuy nhiên sau đó giá nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi theo hướng đã phá ra trước đó.

3.3. Continuation Gap hay Runaway Gap (gap tiếp diễn)

Continuation Gap hay Runaway Gap là loại GAP tiếp diễn xu hướng. Nó thể hiện sự tiếp diễn của xu hướng, và giao dịch theo Continuation Gap là một trong những cách giao dịch an toàn, nhất là khi kết hợp với các công cụ Price Action khác, ví dụ kháng cự – hỗ trợ, trendline, hay Camarilla Pivot Point. Như một quy luật, trader muốn thấy cú “đóng gap” trước khi họ nắm bắt sự tiếp diễn khả dĩ của xung lượng giá theo chiều của xu hướng, đồng nghĩa với việc những gap này được giao dịch sau khi nó xảy ra.

3.4. Exhaustion Gap (gap kiệt sức)

Exhaustion Gap thường xuất hiện trong thị trường chứng khoán, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy trong Forex, mặc dù hiếm gặp. Exhaustion gap hình thành tại cuối một xu hướng, và cho thấy cú đẩy cuối cùng về xung lượng trước khi giá bắt đầu mất nó và đảo chiều. Bạn chỉ có thể giao dịch exhaustion gap sau khi nó xảy ra. Chúng cần được xác định trước tiên, sau đó, trader bắt đầu giao dịch một xu hướng mới.

4. GAP được lấp đầy khi nào?

Lấp Gap là gì? Xu hướng GAP đi lên hoặc đi xuống với mục đích lấp đầy khoảng trống. Các Trader thường lợi dụng những khoảng GAP được lấp đầy để giúp tăng thêm thu nhập. Xong, không phải lúc nào hiện tượng này cũng có thể xuất hiện, do đó, Trader cần nắm rõ một số lưu ý sau đây để nhận biết và tránh các rủi ro.

GAP xuất hiện ở các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh, thông thường sẽ có xu hướng quay trở lại các vùng này để kiểm tra lại nhằm xác định chính xác xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục tăng hoặc giảm.

GAP xuất hiện chủ yếu tại các khu vực mô hình giá thường hoặc lấp đầy để hoàn thành mô hình.

5. Lưu ý khi giao dịch với Gap

– Một khi giá có dấu hiệu bắt đầu lấp đầy khoảng Gap, nó sẽ hiếm khi dừng lại, vì thường không có ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nào gần đó cả.

– Exhaustion gaps và continuation gaps là hai loại Gaps cho thấy những tín hiệu thị trường đi theo 2 hướng khác nhau, hãy chắc chắn bạn đã hiểu và phân định được 2 loại gap này trước khi giao dịch.

– Hãy kiểm tra Volume (khối lượng) trong thời điểm xảy ra khoảng gap. Volume cao nên xuất hiện trong Breakaway gaps, và Volume thấp nên tại Exhaustion gaps.

Trong giao dịch thực tế với Forex, hãy kết hợp Gap với các tín hiệu khác để tăng độ chính xác và hiệu quả cho giao dịch của bạn. Chúc các bạn giao dịch thành công.

ShareTweetShare
Bài viết trước

Mô hình nêm là gì? Cách giao dịch mô hình cái nêm (Wedge Pattern)

Bài viết tiếp theo

Pullback là gì? Bí quyết giao dịch Pullback hiệu quả nhất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chỉ báo Stochastic là gì? Tuyệt chiêu sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả

Chỉ báo Stochastic là gì? Tuyệt chiêu sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả

05/05/2022

Stochastic Oscillator là một chỉ báo nằm trong nhóm động lượng, được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong giao dịch, bên cạnh các chỉ báo như RSI, MACD,...Trong bài viết này, chúng...

TOP 3 mẫu hình biểu đồ phổ biến nhất trong giao dịch

TOP 3 mẫu hình biểu đồ phổ biến nhất trong giao dịch

23/04/2022

Các mẫu hình biểu đồ là nền tảng xây dựng cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các nhà giao dịch có thể sử dụng các mẫu biểu đồ để dự đoán chuyển động giá...

NFT là gì? Cách chơi NFT từ A-Z cho người mới bắt đầu

NFT là gì? Cách chơi NFT từ A-Z cho người mới bắt đầu

23/04/2022

NFT đang nổi lên là một trào lưu đầu tư rất nóng bỏng, có sức hút rất lớn trên toàn cầu. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những từ ngữ như game NFT, tranh...

Tại sao bạn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

Tại sao bạn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

21/04/2022

Tất cả chúng ta có lẽ đều đã quen với việc mất đi số lời mà ta vừa thắng được trong một giao dịch, nhưng tại sao chúng ta lại làm điều này? Nguyên nhân...

10 nguyên tắc giao dịch để kiếm tiền hàng ngày của Andrew Aziz

10 nguyên tắc giao dịch để kiếm tiền hàng ngày của Andrew Aziz

21/04/2022

Andrew Aziz là một nhà đầu tư chuyên nghiệp tại thị trường chứng khoán với đa dạng lĩnh vực từ cổ phiếu, hợp đồng tương lai, ETFs, và thị trường forex. Mặc dù sở hữu...

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

10/08/2021
Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

18/05/2022

Top 5 sàn forex uy tín nhất, tốt nhất Việt Nam 2022

18/05/2022

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

23/04/2022
Sàn LiteForex Review 2020

Sàn LiteForex (REVIEW)- Đánh giá LiteForex mới nhất 2022

23/04/2022
Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

11/08/2021
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Liên Hệ: admin@giaodichforex.net

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In