Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Advertisement
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kiến thức Forex

Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

25/05/2022
in Kiến thức Forex
Breakout là gì? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả

MỤC LỤC

  • 1. Break out là gì?
  • 2. Biến động thị trường sau khi Breakout thành công
  • 3. Các loại Breakout thường gặp trong Forex
    • Breakout trong cùng một nến
    • Breakout ở mốc hỗ trợ – kháng cự
  • 4. Dấu hiệu Breakout thành công
    • Căn cứ vào ngưỡng lọc kết hợp với giá đóng cửa
    • Căn cứ vào tính thanh khoản
    • Căn cứ thêm vào các chỉ báo khác
  • 5. Chiến lược giao dịch Breakout trên forex hiệu quả
    • 6. Lưu ý khi giao dịch

Trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt đối với các Trader theo trường phái Price action, Breakout là một chiến lược giao dịch rất phổ biến. Vậy bạn đã biết Break out là gì trong Forex? Làm sao để nhận biết đâu là breakout thật, đâu là breakout giả? Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Break out là gì?

Break out là một từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “đột phá”. Trong giao dịch Forex, thuật ngữ Break out được dùng để chỉ trường hợp giá của một loại cổ phiếu vượt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Thực chất Break out là chiến lược giao dịch đột phá dựa theo xu hướng của thị trường hiện tại. Sau khi break out diễn ra, giá tiếp tục biến động tăng hoặc giảm theo đà của thị trường. Vì vậy, để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất, nhà đầu tư cần vào lệnh ngay tại điểm break out rồi xuôi theo thị trường cho đến khi biến động nhẹ dần cho đến khi mức lợi nhuận đã đạt đến kỳ vọng.

2. Biến động thị trường sau khi Breakout thành công

Có thể nói với nhiều trader am hiểu về phân tích kỹ thuật, đây là chỉ báo được lưu ý như một yếu tố quan trọng để ra quyết định mua hay bán một loại cổ phiếu nào đó. Và khi break out diễn ra, thị trường có những biến động đáng chú ý:

  • Khi giá vượt ngưỡng kháng cự, tâm lý nhà đầu tư nhận được tác động tích cực và có xu hướng mua vào vì dự đoán giá cổ phiếu có xu hướng tiếp tục tăng. Trong diễn biến mới, ngưỡng kháng cự cũ trở thành ngưỡng hỗ trợ mới.
  • Khi giá “xuyên thủng” ngưỡng hỗ trợ và có xu hướng giảm, để stop loss, nhà đầu tư thường có xu hướng bán ra. Và nếu break out thành công thì ngưỡng hỗ trợ cũ sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mới.

Đây là cơ hội để các trader đặt lệnh mua vào hoặc bán ra. Tất nhiên, nếu chỉ căn cứ vào giá đạt được break out thì có rất nhiều rủi ro, đòi hỏi nhà đầu tư phải kết hợp với các chỉ báo hoặc chỉ số khác để có nhận định chính xác hơn.

3. Các loại Breakout thường gặp trong Forex

Nắm được các loại break out giúp nhà đầu tư có định hướng tốt hơn. Hiện nay có 2 loại break out được giới trader quan tâm nhất:

Breakout trong cùng một nến

Loại Breakout này không được sử dụng nhiều trong phân tích vì khó thực hiện và hay bị nhiễu thông tin. Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên chỉ phù hợp với các trader ưa thích giao dịch theo kiểu lướt sóng.

Breakout ở mốc hỗ trợ – kháng cự

Đây là loại Breakout thường xuyên sử dụng nhất, được các nhà đầu tư coi là một tín hiệu dự báo biến động trong tương lai gần. Tuy nhiên, trader cần lưu ý break out thật và giả:

  • Break out thật (True Breakout): thuật ngữ thường dùng trong forex chỉ trường hợp giá đột ngột phá vỡ ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ và diễn ra đúng kỳ vọng tăng/ giảm giá. Đây là cơ hội thuận lợi để đầu tư sinh lời.
  • Break out giả (False Breakout): thuật ngữ chỉ hiện tượng giá đột ngột tăng/ giảm nhưng lại đảo chiều hoặc không đi theo đúng hướng Break out nữa. Khi phá vỡ giả diễn ra, các nhà đầu tư mua/ bán theo xu thế đó sẽ bị thua lỗ.

4. Dấu hiệu Breakout thành công

Khi nhận biết một phiên Break out thành công, nhà đầu tư sẽ có chiến lược hợp lý cho danh mục đầu tư của mình. Và họ cần biết những dấu hiệu nhận biết để đảm bảo ít nhiễu nhất. Một số mẹo được dùng để xác định phiên Break Out có tỷ lệ cao bao gồm:

Căn cứ vào ngưỡng lọc kết hợp với giá đóng cửa

Sử dụng thường xuyên nhất để xác định phiên giao dịch có Break out chính là giá đóng cửa kết hợp với ngưỡng lọc. Tùy thuộc vào khung giao dịch, nhà đầu tư có thể chọn giá đóng cửa là giá đóng nến giờ, nến ngày, nến tuần. Mức giá đóng cửa của nến cho độ tin cậy cao vì nó biểu hiện mức giá giao dịch cuối cùng mà bên mua và bên bán có thể kết hợp.

Đặc biệt điểm phá vỡ chỉ được xác nhận khi giá đóng cửa của nến nằm trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ. Trường hợp chỉ thò râu trên hoặc râu dưới ra khỏi đường trendline trong khi giá đóng cửa vẫn nằm dưới đường kháng cự và trên đường hỗ trợ thì đây không được coi là điểm break out.

Kết hợp với giá đóng cửa, ngưỡng lọc là tiêu chí cần thiết để tăng độ chính xác khi xác định điểm break out. Từ đó, nhà đầu tư hạn chế rủi ro trước khi quyết định giao dịch hiệu quả hơn. Ngưỡng lọc này do chính trader đặt ra để làm cơ sở nâng tính chính xác của lệnh.

Căn cứ vào tính thanh khoản

Một trong những yếu tố kỹ thuật giúp xác định chính xác hơn phiên break out chính là tính thanh khoản. Điều này thể hiện ở khối lượng giao dịch có lớn không, cầu mua có tăng không, cung bán xuống có thực sự quyết liệt không.

Thực tế để xác định chiều tăng hay giảm của giá, tín hiệu sẽ chính xác hơn nếu có sự xác nhận về tính thanh khoản của thị trường:

  • Chiều lên: điểm phá vỡ được xác lập cùng với thanh khoản lớn hơn 50% so với bình quân 20 phiên gần nhất. Khi giá càng tăng mạnh, tính thanh khoản càng cao, khối lượng giao dịch càng lớn, tín hiệu break out càng đáng tin cậy.
  • Chiều xuống: Khi giá giảm, tính thanh khoản ít quan trọng hơn chiều tăng.

Đặc biệt khả năng thanh khoản là yếu tố then chốt để nhà đầu tư xác định đâu là một phá vỡ giả hay thành công. Break out giả sẽ được xác định khi tính thanh khoản kém, nhất là khi giá tăng. Một số nhà đầu tư làm giá có thể đẩy lượng cầu tăng lên nhất thời, nhưng khả năng thanh khoản kém so với tổng cầu của thị trường sẽ nhanh chóng kéo giá xuống dưới mức kháng cự.

Căn cứ thêm vào các chỉ báo khác

Trong phân tích kỹ thuật Forex, sự đồng thuận của các chỉ báo vô cùng quan trọng. Càng nhiều chỉ báo cùng chỉ về một hướng thì tỷ lệ rủi ro càng thấp. Kỹ thuật này được sử dụng trong hầu hết các chỉ báo và tỏ ra vô cùng hiệu quả.

Theo kinh nghiệm áp dụng với break out, nhà đầu tư cần lưu ý kết hợp với tính phân kỳ:

  • Giá vượt ngưỡng kháng cự đi kèm với phân kỳ âm, khả năng break out tăng không chắc chắn. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt lệnh mua.
  • Giá xuyên qua đường hỗ trợ đi kèm với phân kỳ dương. Để xác định break out giảm chắc chắn hơn, nhà đầu tư cần xem xét thêm các công cụ khác.

Sau khi đã xác nhận phiên break out thành công với xác suất rủi ro thấp nhất, Trader mới nên tiến hành thực hiện giao dịch

5. Chiến lược giao dịch Breakout trên forex hiệu quả

Đối với giao dịch phiên Break out, trader chấp nhận xuôi theo xu hướng của thị trường. Lúc này, họ không ngần ngại mua ở giá cao để có cơ hội bán với giá cao hơn. Vì vậy số vốn trong tài khoản giao dịch của trader phải thực sự lớn để chấp nhận mua đuổi cùng thị trường. Qua đó, bạn có thể xác định quy trình giao dịch theo chiến lược như sau:

  • Bước 1: xác định xu hướng hiện tại của thị trường: đi ngang, tăng hay giảm
  • Bước 2: vẽ trendline hay các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cho xu hướng đó
  • Bước 3: quan sát giá breakout: giá đóng cửa vượt khỏi các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự
  • Bước 4: xác nhận lại tín hiệu breakout bằng khối lượng, retest hay chỉ báo kỹ thuật
  • Bước 5: vào lệnh nếu xác suất breakout thành công cao, đặt stop loss và take profit.

Trong 5 bước cơ bản này thì 4 bước đầu tiên đã được lồng ghép vào những nội dung ở các phần trên, riêng bước vào lệnh, mỗi dạng breakout sẽ có chiến lược vào lệnh, đặt dừng lỗ, chốt lời khác nhau.

Đối với dạng breakout vùng tích lũy đi ngang hoặc breakout trendline của xu hướng tăng/giảm thì cách thức vào lệnh và chốt lời/lỗ như nhau.

Cách vào lệnh:

  • Cách 1: vào lệnh ngay khi cây nến phá vỡ (breakout bar) đóng cửa, cách này thường mang về lợi nhuận cao nhất.
  • Cách 2: vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến xác nhận ngay sau breakout bar. Nếu phá vỡ tăng thì cây nến xác nhận là cây nến xanh và ngược lại.
  • Cách 3: chờ đợi giá retest lại ngưỡng hỗ trợ, kháng cự rồi mới vào lệnh.

Cách 1 luôn luôn thực hiện được, cách 2 và 3 có thể không vì cây nến xác nhận hoặc đợt retest không xuất hiện sau khi giá breakout.

Cách đặt TP, SL

Đối với vùng tích lũy đi ngang, đặt cắt lỗ ngay phía dưới đường hỗ trợ (nếu breakout đi lên) hoặc phía trên đường kháng cự (nếu breakout đi xuống).

Đối với xu hướng tăng hoặc giảm, đặt cắt lỗ tại đáy gần nhất trước đó hoặc đỉnh gần nhất trước đó.

Take profit khi đã đạt lợi nhuận mục tiêu hoặc xuất hiện tín hiệu giá đảo chiều.

6. Lưu ý khi giao dịch

Để đảm bảo giao dịch Forex an toàn và hiệu quả nhất khi diễn ra breakout, nhà đầu tư cần ghi nhớ:

  • Vào lệnh bao nhiêu lần thì phải đặt stop loss bấy nhiêu lần để đảm bảo an toàn cho số vốn. Thực hiện theo cách này, mức sinh lời có thể không cao nhưng mức độ an toàn cao và khả năng kiểm soát rủi ro tăng giảm giá tốt hơn.
  • Để an toàn hơn cho số vốn của mình, bạn có thể giao dịch thận trọng hơn bằng cách: khi giá quay lại đường trendline, nhà đầu tư hãy vào lệnh ngay. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội kiếm lời lớn vì không phải lúc nào giá cũng pullback ngay sau khi đã break out.
  • Với những trader ưa mạo hiểm và muốn kiếm lợi nhiều hơn, bạn có thể thực hiện khi giao dịch khi bóng nến vừa vượt qua khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ trong khi nến chưa đóng cửa. Điều này có thể khiến bạn rủi ro khi đó là một break out giả.

Với những phân tích trên đây, chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu break out là gì và có định hướng tốt hơn khi giao dịch Forex. Trong phiên phá vỡ, bạn hoàn toàn có thể làm chủ tình thế và kiếm lời nếu nhận định chính xác. Vì thế bạn hãy lưu ý và ghi nhớ những điều này để áp dụng cho các giao dịch trên thị trường Forex.

ShareTweetShare
Bài viết trước

Price action là gì? Toàn tập về giao dịch Price action từ cơ bản đến chuyên sâu

Bài viết tiếp theo

Nến Doji là gì – Hướng dẫn giao dịch mô hình nến Doji toàn tập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Overtrading là gì? Tại sao bạn nên tránh giao dịch quá mức

Overtrading là gì? Tại sao bạn nên tránh giao dịch quá mức

21/07/2022

Một sai lầm phổ biến mà các Trader mới thường mắc phải là giao dịch quá nhiều lệnh cùng một lúc (Overtrading). Họ nghĩ rằng càng nhiều giao dịch được mở sẽ mang lại lợi...

Xác định xu hướng – chìa khóa quyết định mở cửa ăn tiền hay mất tiền

Xác định xu hướng – chìa khóa quyết định mở cửa ăn tiền hay mất tiền

03/07/2022

Cách đơn giản nhất để kiếm tiền trong thị trường forex là xác định được xu hướng. Xu hướng là bạn - Trend is your friend. Xác định đúng xu hướng, có thể bạn đã...

Scalping là gì? Chiến lược giao dịch Scalping hiệu quả nhất

Scalping là gì? Chiến lược giao dịch Scalping hiệu quả nhất

23/06/2022

Trong giao dịch forex hay chứng khoán, chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều lần đến khái niệm lướt sóng hay Scalping. Rất nhiều Trader ưa thích phong cách giao dịch này, đơn giản...

Bull Trap, Bear Trap là gì? Các nhận biết và giao dịch Bull-Bear Trap

Bull Trap, Bear Trap là gì? Các nhận biết và giao dịch Bull-Bear Trap

22/06/2022

Bull Trap và Bear Trap là 2 thuật ngữ rất phổ biến trong giao dịch forex, chứng khoán hay crypto. Chúng là các bẫy của thị trường tạo ra nhằm đánh lừa Trader. Dù là...

Phân kỳ (Divergence) là gì? Cách giao dịch phân kỳ chi tiết nhất

Phân kỳ (Divergence) là gì? Cách giao dịch phân kỳ chi tiết nhất

09/06/2022

Giao dịch phân kỳ là một chiến lược giao dịch khá phổ biến trong giao dịch forex. Nếu bạn là trader ưa thích việc bắt đỉnh bắt đáy thị trường, bạn cần nắm được khái...

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

10/08/2021
Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

18/05/2022

Top 5 sàn forex uy tín nhất, tốt nhất Việt Nam 2022

18/05/2022

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

23/04/2022
Sàn LiteForex Review 2020

Sàn LiteForex (REVIEW)- Đánh giá LiteForex mới nhất 2022

23/04/2022
Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

11/08/2021
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Liên Hệ: admin@giaodichforex.net

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In