MỤC LỤC
- 1. Parabolic SAR là gì?
- 2. Công thức tính Parabolic SAR
- 3. Cách thiết lập Parabolic SAR trên MT4
- 4. Hướng dẫn 7 chiến lược giao dịch Parabolic SAR chi tiết
- 4.1. Xác định xu hướng giá
- 4.2. Xác định thời điểm đóng lệnh
- 4.3. Kết hợp Parabolic SAR với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ
- 4.4. Kết hợp Parabolic SAR với đường trendline
- 4.5. Kết hợp Parabolic SAR với kênh giá
- 4.6. Kết hợp Parabolic SAR với mô hình nến đảo chiều
- 4.7. Kết hợp Parabolic SAR với nhiều công cụ khác
Giao dịch theo xu hướng thị trường giúp trader đảm bảo khả năng sinh lời và giữ đồng vốn an toàn hơn. Để làm được điều đó, ngoài xác định thời điểm xu hướng bắt đầu thì thời điểm xu hướng kết thúc cũng quan trọng không kém. Chính vì thế, chỉ báo Parabolic SAR ra đời và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy Parabolic SAR là gì? và làm thế nào để giao dịch với PSAR hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết này!
1. Parabolic SAR là gì?
Parabolic SAR (PSAR) là từ viết tắt của Parabolic Stop And Reverse, trong đó Parabolic là “hình parabol”, còn “Stop And Reverse” có nghĩa là dừng lại và đảo chiều. Đây là thuật ngữ về một chỉ báo kỹ thuật có hình dáng parabol giúp xác định xu hướng thị trường qua phát hiện điểm quá mua và quá bán. Từ đó, giúp nhà đầu tư tìm được điểm thoát lệnh cũ hoặc vào lệnh khi bắt đầu một xu hướng mới.
Chỉ báo này được sáng tạo và phát triển bởi John Welles Wilder – huyền thoại ở nước Mỹ. Ông là cha đẻ của một loạt các chỉ báo phân tích kỹ thuật nổi tiếng: ADX, RSI, ATR,…
Chỉ báo này được nhiều người biết đến với những đặc điểm sau:
- Trên đồ thị, đường được biểu diễn bằng đường nét đứt, được cấu thành bởi hàng loạt các dấu chấm nhỏ liên kết với nhau.
- Khi xu hướng thị trường đang mạnh, khoảng cách giữa đường nét đứt và đường giá ngày càng mở rộng.
- Ngược lại khi thị trường đi ngang, đường giá và đường nét đứt lại giao nhau liên tục và không cho tín hiệu cụ thể.
- Khi đường nét đứt cắt đường giá chứng tỏ xu hướng thị trường có thể biến động mạnh hơn trong thời gian tới. Ví dụ đường Parabolic SAR cắt đường giá từ trên xuống dưới cho thấy giá có thể sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới.
Có thể thấy, chỉ báo này mạnh nhất để xác định điểm cắt lỗ (stop loss) khi dự báo được sự đổi chiều của cuối xu hướng. Vì vậy các nhà chuyên gia và nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng rất thường xuyên sử dụng chỉ số này.
2. Công thức tính Parabolic SAR
Parabolic SAR được tính toán như sau:
Trong đó:
- SARn: giá trị của chỉ báo ở thời kỳ hiện tại.
- SARn + 1: giá trị của chỉ báo ở thời kỳ kế tiếp
- EP (Extreme Price): điểm cực trị, biểu thị mức giá cao nhất trong xu hướng tăng hoặc mức giá thấp nhất trong xu hướng giảm ở thời kỳ hiện tại.
- α biểu diễn cho chỉ số gia tốc. Tuy nhiên, chỉ báo này thường mặc định là 0.02 và thông số này đã được tác giả đưa ra sau nhiều thời gian nghiên cứu và cũng đã được chứng minh hiệu quả.
Ngoài cách tính toán thủ công, bạn có thể theo dõi đường đồ thị biểu diễn chỉ số này. Phần mềm MT4 là một trong những công cụ đó.
3. Cách thiết lập Parabolic SAR trên MT4
Giúp bạn theo dõi đơn giản và dễ dàng hơn, phần mềm Meta Trader 4 sẽ hỗ trợ bạn theo dõi chỉ báo này với một vài thao tác cài đặt đơn giản:
Bước 1: Vào cài đặt
Mở phần mềm MT4. Trên menu chọn Insert -> Indicators -> Trend -> Parabolic SAR.
Bước 2: Chọn hiển thị cài đặt
Hộp thoại xuất hiện gồm 2 tab chính: Parameters và Visualization.
Parameters: Bạn có thể giữ nguyên các thông số mặc định hoặc thay đổi theo chiến lược đầu tư cá nhân và cài đặt riêng:
- Step: phần hệ số điều chỉnh bước tăng hoặc giảm của α (gia tốc). Mặc định trên phần mềm α = 0,02. Bạn có thể điều chỉnh hệ số này nhưng không nên điều chỉnh quá cao vì khi đó chỉ số SAR sẽ càng nhạy cảm hơn với giá, dễ xuất hiện tín hiệu gây nhiễu.
- Maximum: giá trị tối đa của hệ số gia tốc α.
- Style: phần điều chỉnh hiển thị: màu sắc, kiểu dáng đường (đậm, nhạt, dày, mỏng) của chỉ báo trên đồ thị. Bạn lưu ý chọn màu khác so với đường chỉ báo khác để dễ phân tích và xem xét.
Sau khi cài đặt xong tab này, bạn nhấn OK để lưu lại.
Visualization: Bạn lựa chọn các khung thời gian muốn chỉ báo cập nhật. Sau khi chỉnh sửa xong, bạn nhấn OK để lưu lại.
Bước 3: Kiểm tra lại
Sau khi chỉnh sửa xong, bạn hãy kiểm tra lại ở phần hiển thị đồ thị. Nếu chưa ưng ý, bạn có thể thao tác lại để cài đặt theo ý muốn.
4. Hướng dẫn 7 chiến lược giao dịch Parabolic SAR chi tiết
Để có chiến lược giao dịch theo xu hướng với PSAR hiệu quả và đúng đắn nhất, nhà đầu tư cần thực hiện:
4.1. Xác định xu hướng giá
Parabolic SAR được xem là chỉ báo xác định xu hướng thị trường hữu hiệu:
- Đường PSAR di chuyển bên dưới đường giá được coi là tín hiệu của xu hướng tăng (thị trường uptrend). Đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư đặt lệnh mua vào.
- Ngược lại, đường PSAR di chuyển bên trên đường giá là dấu hiệu của một xu hướng giảm (thị trường downtrend). Đây là lúc nhà giao dịch forex thực hiện bán ra để bảo đảm an toàn thanh khoản.
Xác định được xu hướng giá, nhà đầu tư chủ động tính toán điểm và lên kế hoạch vào lệnh.
4.2. Xác định thời điểm đóng lệnh
Nhà đầu tư thường sử dụng đường chỉ báo Parabolic SAR để xác định thời điểm đóng lệnh như sau:
- Đóng lệnh mua khi đường giá di chuyển xuống dưới đường chỉ báo và các dấu chấm xuất hiện phía trên đồ thị. Lúc này, thị trường đang có xu thế giảm.
- Đóng lệnh bán khi đường giá di chuyển lên trên đường chỉ báo và các dấu chấm xuất hiện ở phía dưới đồ thị. Đây là tín hiệu của xu hướng tăng giá trên thị trường.
Đặc biệt một số nhà đầu tư đưa ra quan điểm chỉ báo sẽ cho tín hiệu đáng tin cậy hơn nếu nó song song với đường giá và sẽ kém tin cậy hơn khi hai đường có xu hướng hội tụ. Khi đó, trader cần kiểm tra thêm với các tín hiệu khác để giảm thiểu rủi ro.
4.3. Kết hợp Parabolic SAR với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ
Đây là cách giao dịch với Parabolic SAR đơn giản được đánh giá cao về hiệu quả. Khi dấu chấm của chỉ báo này nằm ngay trên đường giá tại vùng kháng cự mạnh, thì ngay khi nến đóng, nhà đầu tư có thể giao dịch đặt lệnh bán ngay. Tiếp đó, thoát lệnh khi chấm PSAR bắt đầu xuất hiện phía dưới đường nến giá.
Lưu ý: Nếu dấu chấm xuất hiện dưới ngưỡng hỗ trợ mạnh thì khả năng cao là tín hiệu gây nhiễu và không chính xác nên trader không nên đặt lệnh Sell.
4.4. Kết hợp Parabolic SAR với đường trendline
Đường trendline là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà đầu tư giao dịch với Parabolic SAR hiệu quả, hạn chế nhiễu nên đáng tin cậy hơn. Cụ thể như sau:
Trường hợp các chấm của PSAR xuất hiện dưới nến giá và ngay tại vùng hỗ trợ của đường trendline, nhà đầu tư thực hiện lệnh mua ngay khi nến đóng. Cho đến khi chấm PSAR xuất hiện trên đường giá thì nên thoát vị thế giao dịch mua.
Ở trường hợp ngược lại, chấm của PSAR xuất hiện trên đường giá, đồng thời tại vùng kháng cự của trendline đang giảm, nhà đầu tư nên thực hiện lệnh bán ngay khi nến đóng. Tiếp đó, trader có thể thoát vị thế mua khi PSAR bắt đầu xuất hiện dưới đồ thị nến.
4.5. Kết hợp Parabolic SAR với kênh giá
Kênh giá là một trong những công cụ giúp nhận định xu hướng và cài đặt lệnh giao dịch hiệu quả. Trong đó, công cụ này được cấu tạo bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song nhau chứa đựng đường đi của giá.
Với đặc tính xác định xu hướng mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư đã sử dụng kết hợp giữa Parabolic SAR và kênh giá. Cách thức như sau:
Giao dịch cùng chiều
- Nếu chấm PSAR xuất hiện bên dưới đường giá và giá đi vào đường hỗ trợ của kênh giá đang tăng, trader vào lệnh Buy và đóng lệnh khi chấm chỉ báo vừa vượt lên khỏi đường kháng cự kênh.
- Nếu chấm PSAR xuất hiện bên trên đường giá và giá đi vào đường kháng cự của kênh giá đang tăng, trader vào lệnh Sell và đóng lệnh khi chấm chỉ báo vừa vượt ra khỏi đường hỗ trợ kênh.
Lưu ý: Đóng lệnh luôn tại khu vực kháng cự, hỗ trợ sẽ giúp các trader thu được lời nhiều hơn so với đợi chấm PSAR xuất hiện.
Giao dịch đảo chiều
Trường hợp này, các trader cần đợi vùng kháng cự hoặc hỗ trợ của kênh giá phát tín hiệu đảo chiều mới giao dịch:
Kênh giá thuộc trend tăng, nhà đầu tư chờ giá tăng chạm tới vùng kháng cự của kênh giá và cùng lúc chấm của PSAR xuất hiện ở phía trên đường giá. Tình trạng đảo chiều với xu thế giảm có thể xảy ra, các trader có thể đặt lệnh Sell và đóng vị thế khi chấm nằm bên dưới đường giá.
Kênh giá đang xu hướng giảm tới vùng hỗ trợ và chấm PSAR xuất hiện dưới đường hỗ trợ là tín hiệu dự báo xu hướng đảo chiều tăng. Lúc này, trader hãy vào lệnh Buy và thoát lệnh khi chấm PSAR xuất hiện phía trên đường giá.
Lưu ý: Nếu chấm PSAR thay đổi hướng trước khi giá chạm tới vùng kênh giá thì không phải tín hiệu giao dịch kết hợp giữa kênh giá và PSAR, mà đây chỉ đơn thuần là tín hiệu của chỉ báo.
4.6. Kết hợp Parabolic SAR với mô hình nến đảo chiều
Mô hình nến đảo chiều kết hợp với Parabolic SAR được đánh giá cao về khả năng dự báo xu hướng. Từ đó nhà đầu tư có thể tính toán điểm giao dịch tốt hơn:
- Trong thị trường uptrend có mô hình nến đảo chiều giảm kết hợp với chấm PSAR trên đường giá, là tín hiệu xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm. Lúc này trader có thể vào lệnh Sell khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành và thoát vị thế lệnh khi chấm PSAR xuất hiện bên dưới giá.
- Ngược lại, khi thị trường downtrend có mô hình nến đảo chiều tăng đi kèm với chấm PSAR nằm phía dưới đường giá, là tín hiệu khả quan cho xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng. Nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành và đóng lệnh khi chấm PSAR xuất hiện phía trên giá.
4.7. Kết hợp Parabolic SAR với nhiều công cụ khác
Chỉ báo Parabolic SAR được đánh giá cao về xác định xu hướng khá chính xác. Tuy nhiên để loại bỏ bớt tín hiệu nhiễu và hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên kết hợp với một số loại công cụ với nhau để tìm ra tín hiệu đồng thuận. Càng nhiều tín hiệu chỉ chung về một hương, giao dịch càng đảm bảo hơn về độ an toàn.
Hiện nay, sử dụng chỉ báo Parabolic SAR đã khá phổ biến nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng nắm được cách giao dịch tốt nhất. Vì vậy, là một nhà giao dịch theo xu hướng, bạn hãy lưu ý chỉ số này và ứng dụng thật linh hoạt.
Chúc bạn có giao dịch thành công với PSAR!