Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Advertisement
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kiến thức Forex

MACD là gì? Tuyệt chiêu sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả 2021

29/09/2021
in Kiến thức Forex
MACD là gì? Tuyệt chiêu sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả 2021

MỤC LỤC

  • 1. MACD là gì?
    • 1.1. Đường MACD
    • 1.2. Đường Signal
    • 1.3. Histogram (biểu đồ)
  • 2. Cách cài đặt chỉ báo MACD trên MT4/MT5
  • 3. Tổng hợp những cách sử dụng MACD hiệu quả nhất
    • 3.1. Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau
    • 3.2. Giao dịch khi Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại
    • 3.3. Giao dịch khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại
    • 3.4. Sử dụng MACD kết hợp đa khung thời gian
    • 3.5. Giao dịch phân kỳ với MACD
  • Kết luận

MACD (viết tắt của Moving Average Convergence Divergence) là một trong những chỉ báo được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tích kỹ thuật, bên cạnh RSI, Stochatics,…Chỉ báo MACD không chỉ dễ sử dụng mà còn mang lại hiệu quả rất cao trong việc đưa ra dự báo sớm về sự đảo chiều của giá và xác định điểm vào lệnh chính xác.

Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu về những cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả nhất để tăng xác suất thành công trong giao dịch Forex.

1. MACD là gì?

Chỉ báo MACD, viết đầy đủ là Moving Average Convergence Divergence – Đường trung bình động hội tụ phân kỳ, được phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979. MACD được xếp vào các loại chỉ báo muộn, đưa ra các tín hiệu dựa trên hành động định giá hoặc dữ liệu giá đã xảy ra trong quá khứ.

Chỉ báo MACD gồm có 3 thành phần:

  • Đường MACD: EMA 12 – EMA 26
  • Đường Signal: Đường EMA 9 của Đường MACD
  • Histogram (biểu đồ): Đường MACD – Đường Signal

1.1. Đường MACD

Đường MACD = EMA 12 – EMA 26

Đường MACD giúp xác định đà tăng hoặc giảm (xu hướng thị trường). Tính đường này bằng cách tính hiệu của hai đường trung bình động hàm mũ EMA 12 và EMA 26.

Đường MACD dao động ở trên và dưới đường bằng 0 và đây là điều báo hiệu sự giao nhau giữa các đường trung tâm, cho các nhà giao dịch biết khi EMA 12 ngày và EMA 26 ngày thay đổi vị trí tương đối của chúng.

1.2. Đường Signal

Đường Signal = EMA 9 của đường MACD

Đường Signal hay đường tín hiệu được hình thành từ đường trung bình động EMA 9 kỳ của chính đường MACD đã hình thành trước đó.

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể xác định được chính xác điểm giao nhau giữa đường MACD và đường tín hiệu, nhưng những sự kiện này thường được coi là tín hiệu đảo chiều, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở các điểm cực trị của biểu đồ MACD (ở phía trên hoặc phía dưới, cách xa đường bằng 0).

1.3. Histogram (biểu đồ)

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Biểu đồ chính là một hồ sơ bằng hình ảnh về các chuyển động tương đối của đường MACD và đường tín hiệu. Nó được tính đơn giản bằng cách tìm hiệu của hai đường này.

Tuy nhiên, thay vì thêm vào dòng di chuyển thứ ba, biểu đồ được tạo bởi các cột, giúp cho nó trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn. Lưu ý rằng các cột của biểu đồ không liên quan gì đến khối lượng giao dịch.

2. Cách cài đặt chỉ báo MACD trên MT4/MT5

Để cài đặt đường MACD trên MT4 các bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Mở ứng dụng MT4, tại mục Navigator bạn chọn Indicators > Oscillators. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấp vào mục Insert > Indicators > Oscillators để thêm chỉ báo MACD.

Bước 2: Điền các thông số như hình trên vào các ô tương ứng sau đó nhấp OK để hoàn thành.

Lưu ý: Chỉ báo MACD mặc định trên MT4 thiếu mất 1 đường MACD Line, do đó muốn hiển thị đầy đủ 2 đường, bạn cần tải một bản MACD khác để cài đặt vào phần mềm MT4 trên máy tính của bạn.

Hoặc bạn có thể tải về tại đây: DOWNLOAD MACD INDICATOR

3. Tổng hợp những cách sử dụng MACD hiệu quả nhất

3.1. Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau

Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau là cách giao dịch cơ bản nhất. Cụ thể:

  • Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống => Sell
  • Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên => Buy

3.2. Giao dịch khi Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại

Khi Histogram chuyển từ – sang + tức là xu hướng tăng giá => BUY – (như hình dưới đây, histogram chuyển từ đỏ sang xanh)

Khi Histogram chuyển từ + sang – tức là xu hướng giảm giá =>SELL – (như hình dưới đây, histogram chuyển từ xanh sang đỏ)

3.3. Giao dịch khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại

Khi MACD chuyển từ – sang + (hay đường MACD cắt trục 0 từ dưới lên) thì BUY.

Khi MACD chuyển từ + sang – (hay đường MACD cắt trục 0 từ trên xuống) thì SELL.

3.4. Sử dụng MACD kết hợp đa khung thời gian

Giả sử bạn đang giao dịch trên khung thời gian H4, bạn cần phải xác định thêm 1 khung thời gian lớn hơn đồng thời xác định xu hướng của khung thời gian đó, tạm gọi là khung D1.

Bước 1: Xác định xu hướng của khung D1

Trong trường hợp đường MACD cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 là xu hướng lên, bạn tìm điểm BUY trên khung H4.

Nếu đường MACD cắt đường Signal hướng xuống dưới thì xu hướng của khung D1 là xu hướng xuống, nhà đầu tư cần tìm điểm SELL trên khung H4.

Bước 2: Tìm điểm vào lệnh trên khung H4

Để tìm điểm BUY, bạn chờ đúng thời điểm đường MACD cắt lên Signal trên khung H4.

Để tìm điểm SELL, nhà đầu tư chờ cho đến khi đường MACD cắt xuống Signal trên khung H4.

3.5. Giao dịch phân kỳ với MACD

Với trường hợp này bạn sẽ vào lệnh khi tổng hợp đầy đủ cả 3 yếu tố bao gồm:

  • Tại khung lớn bạn xác định được xu hướng giá đang tăng hay giảm
  • Tại khung nhỏ giá đang tạo ra phân kỳ hoặc hội tụ.
  • Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ + sang – và ngược lại.

Kết luận

Trong phân tích kỹ thuật, việc sử dụng các chỉ báo không phải lúc nào cũng chính xác, có thể cung cấp nhiều tín hiệu sai lệch và gây nhầm lẫn – đặc biệt là khi thị trường biến động mạnh hoặc trong hành động giá yếu hoặc đi ngang. Và việc sử dụng chỉ báo MACD cũng không ngoại lệ. Do đó, các Trader cần kết hợp MACD với các chỉ báo khác – chẳng hạn như chỉ báo RSI hay Stochatics để xác nhận thêm các tín hiệu.

ShareTweetShare
Bài viết trước

FED là gì – Tại sao FED là nơi duy nhất được in đồng Đô La Mỹ (USD)

Bài viết tiếp theo

Margin là gì? Tất tần tật về Margin trong Forex

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chỉ báo Stochastic là gì? Tuyệt chiêu sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả

Chỉ báo Stochastic là gì? Tuyệt chiêu sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả

05/05/2022

Stochastic Oscillator là một chỉ báo nằm trong nhóm động lượng, được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong giao dịch, bên cạnh các chỉ báo như RSI, MACD,...Trong bài viết này, chúng...

TOP 3 mẫu hình biểu đồ phổ biến nhất trong giao dịch

TOP 3 mẫu hình biểu đồ phổ biến nhất trong giao dịch

23/04/2022

Các mẫu hình biểu đồ là nền tảng xây dựng cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các nhà giao dịch có thể sử dụng các mẫu biểu đồ để dự đoán chuyển động giá...

NFT là gì? Cách chơi NFT từ A-Z cho người mới bắt đầu

NFT là gì? Cách chơi NFT từ A-Z cho người mới bắt đầu

23/04/2022

NFT đang nổi lên là một trào lưu đầu tư rất nóng bỏng, có sức hút rất lớn trên toàn cầu. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những từ ngữ như game NFT, tranh...

Tại sao bạn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

Tại sao bạn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

21/04/2022

Tất cả chúng ta có lẽ đều đã quen với việc mất đi số lời mà ta vừa thắng được trong một giao dịch, nhưng tại sao chúng ta lại làm điều này? Nguyên nhân...

10 nguyên tắc giao dịch để kiếm tiền hàng ngày của Andrew Aziz

10 nguyên tắc giao dịch để kiếm tiền hàng ngày của Andrew Aziz

21/04/2022

Andrew Aziz là một nhà đầu tư chuyên nghiệp tại thị trường chứng khoán với đa dạng lĩnh vực từ cổ phiếu, hợp đồng tương lai, ETFs, và thị trường forex. Mặc dù sở hữu...

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

10/08/2021
Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

18/05/2022

Top 5 sàn forex uy tín nhất, tốt nhất Việt Nam 2022

18/05/2022

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

23/04/2022
Sàn LiteForex Review 2020

Sàn LiteForex (REVIEW)- Đánh giá LiteForex mới nhất 2022

23/04/2022
Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

11/08/2021
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Liên Hệ: admin@giaodichforex.net

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In