Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Advertisement
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Giao dịch forex.net - Chia sẻ kiến thức Forex | Hướng dẫn chơi Forex
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kiến thức Forex

Chỉ báo Stochastic là gì? Tuyệt chiêu sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả

05/05/2022
in Kiến thức Forex
Chỉ báo Stochastic là gì? Tuyệt chiêu sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả

MỤC LỤC

  • 1. Stochastic Oscillator là gì?
  • 2. Công thức tính chỉ báo Stochastic
  • 3. Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic
  • 4. Cài đặt chỉ báo Stochastic trên MT4
  • 5. 4 cách sử dụng chỉ báo Stochastic hiệu quả nhất
    • 5.1. Stochastic và RSI
    • 5.2. Stochastic kết hợp với đường Trendline
    • 5.3. Stochastic kết hợp với nến đảo chiều
    • 5.4. Stochastic kết hợp với đường Moving Average (đường MA)
  • 6. Lưu ý khi giao dịch với Stochastic

Stochastic Oscillator là một chỉ báo nằm trong nhóm động lượng, được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong giao dịch, bên cạnh các chỉ báo như RSI, MACD,…Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chỉ báo Stochastic là gì, đặc điểm và cách giao dịch với Stochastic hiệu quả nhất để tạo ra lợi nhuận.

1. Stochastic Oscillator là gì?

Stochastic Oscillator (hay còn gọi đơn giản là Stochastic) là một chỉ báo động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Nó ược phát minh vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Cha đẻ của chỉ báo này là George Lane – một stock trader, đồng thời là một diễn giả rất nổi tiếng.

Theo giải thích của Lane, chỉ báo stochastic oscillator hiển thị vị trí giá đóng cửa của một cổ phiếu, kết hợp với các khoảng cao và thấp của giá cổ phiếu đó trong một giai đoạn nhất định (thường là 14 ngày). Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn, Lane thường nói rằng chỉ báo stochastic oscillator không tuân theo giá, khối lượng hay bất cứ yếu tố nào tương tự: nó chỉ tuân theo tốc độ hoặc động lượng của giá. Ông cũng tiết lộ với giới báo chí nguyên lý mà ông đã dùng để xây dựng chỉ báo Stochastic: tốc độ hoặc động lượng của giá luôn đi trước diễn biến giá.

2. Công thức tính chỉ báo Stochastic

Biểu đồ Stochastic được thể hiện bằng các chỉ số %K và %D. Được tính theo công thức:

%K = [(C – L14) / H14 -L14)] x 100

Trong đó:

C = giá đóng cửa hiện tại

L14 = giá thấp nhất của 14 phiên giao dịch

H14 = giá cao nhất của 14 phiên giao dịch

%D = SMA 3 phiên của %K

3. Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic

Chỉ báo dao động Stochastic giúp xác định tình trạng quá mua hoặc quá bán của thị trường.

Nếu chỉ báo dao động Stochastic nằm trên vùng 80 thị trường đang ở trạng thái quá mua (overbought). Chỉ đưa ra lệnh bán khi chỉ báo dao động Stochastic có dấu hiệu quay đầu, nghĩa là đường %K cắt đường %D từ trên xuống vùng 80, thông thường khi hai đường đưa ra dấu hiệu cắt nhau đó là dấu hiệu thị trường đang bán ra.

Ngược lại nếu chỉ báo dao động Stochastic nằm dưới vùng 20 cho thấy thị trường đang ở trạng thái quá bán (oversold). Chỉ đưa ra lệnh mua khi chỉ báo dao động Stochastic có dấu hiệu quay đầu, nghĩa là đường %K cắt đường %D từ trên dưới lên vùng 20, thông thường khi hai đường đưa ra dấu hiệu cắt nhau đó là thị trường đang mua vào.

Chỉ báo dao động Stochastic là chỉ báo đi sau (dự báo biến động sau diễn biến thị trường); chỉ báo này chỉ áp dụng đúng đắn (hiệu quả) cho thị trường không có xu hướng rõ ràng. Nếu thị trường đang diễn theo xu hướng thì dấu hiệu theo xu hướng thị trường sẽ đáng tin cậy hơn. Chỉ báo này không được hữu dụng nhiều trong trường hợp thị trường đang trong tình trạng dao động tích lũy trong một biên độ hẹp vì thế hai đường %K và %D có thể cắt nhau nhiều lần và dấu hiệu đưa ra không rõ ràng.

Ngoài cách áp đặt vùng 20 – vùng 80 (oversold-overbought) còn có thể sử dụng những con số thông dụng sau: 75-25; 70-30; 85-15

Thường đối với thị trường giao sau các số mặc định 5-5-5 để nguyên, còn đối với thị trường giao ngay có thể dùng 5-3-3.

Cần kết hợp chỉ báo Stochastic với các chỉ báo dao động khác và các chỉ báo xu hướng để có thể đưa ra chiến lược thích hợp với điểm vào hợp lý, các mức chốt lời, cắt lỗ hiệu quả.

4. Cài đặt chỉ báo Stochastic trên MT4

Bước 1: Chọn chỉ báo Stochastic trên phần mềm MT4

Mở MT4, chọn Insert -> chọn Indicators -> chọn Oscillators -> chọn Stochastic Oscillator

Bước 2:  Cài đặt các thông số:

Phần Parameters:

+ %K là đường chính nét liền trên chart.

+ %D là đường trung bình động của %K.

+ Price field: là giá của cây nến để các bạn lựa chọn, có thể là giá đóng cửa, giá mở cửa hay giá cao nhất/thấp nhất trong phiên.

Phần Colors: chỉnh màu sắc của 2 đường %K và %D

+ Đường %K là đường chính (Main)

+ Đường %D là đường tín hiệu (Signal)

Phần Levels: là các mức biên của công cụ Stochastic

+ 20: là biên dưới, hay gọi là vùng quá bán oversold

+ 80: là biên trên, hay gọi là vùng quá mua overbought

Phần Visualization:

Là phần mà các bạn có thể chọn sự hiển thị của công cụ trên khung thời gian bạn mong muốn.

5. 4 cách sử dụng chỉ báo Stochastic hiệu quả nhất

Stochastic Oscillator giúp xác định hiệu quả vùng quá mua – quá bán. Nhưng để có dự báo chính xác hơn, hạn chế tín hiệu nhiễu, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ báo hoặc áp dụng phương pháp khác:

5.1. Stochastic và RSI

Đây là một trong các cách áp dụng phổ biến nhất theo lý thuyết Dow (giá cả cần phải có 12 sự đồng thuận nhất định). Theo đó RSI và Stochastic đều là chỉ báo động lượng. Nếu cả 2 đều báo tín hiệu quá bán hoặc quá mua sẽ là cơ hội tốt để giao dịch.

Trong cuốn “The New Technical trader”, xuất bản năm 1994, tác giả Tushar Chande và Stanley Kroll đã giới thiệu chỉ báo Stochastic RSI.  Chỉ báo này được tạo ra bằng cách áp dụng công thức của chỉ báo Stochastic cho một tập hợp các giá trị của chỉ báo RSI so với dữ liệu giá tiêu chuẩn. Việc sử dụng các giá trị RSI cho công thức Stochastic sẽ cung cấp cho trader một ý tưởng về việc liệu giá trị của RSI hiện tại đang là quá mua hay quá bán. Bạn có thể search google để tìm hiểu thêm về cách sử dụng chỉ báo này.

5.2. Stochastic kết hợp với đường Trendline

Đối với lệnh mua:

Thị trường đang có xu hướng tăng, bạn hãy vẽ một đường trendline tăng và đợi giá pullback chạm đường trendline. Khi giá đã chạm đường trendline tăng, nếu Stochastic Oscillator có tín hiệu quá bán, điểm giá chạm trendline chính là điểm vào lệnh. Đặt lệnh dừng lỗ của bạn ở bất kỳ vị trí nào từ 2-10 pips dưới đường xu hướng tăng. Đặt mục tiêu chốt lời của bạn lên mức cao trước đó.

Đối với lệnh bán:

Thị trường đang có xu hướng giảm, bạn hãy vẽ trendline và đợi giá pullback chạm trendline. Lúc này, nếu Stochastic có tín hiệu quá mua thì điểm vào lệnh bán chính là giá chạm trendline. Đặt lệnh dừng lỗ của bạn ở bất kỳ vị trí nào từ 2-10 pips trên đường xu hướng giảm. Đặt mục tiêu chốt lời của bạn ở mức thấp trước đó.

5.3. Stochastic kết hợp với nến đảo chiều

Mô hình nến đảo chiều đem lại tín hiệu rất chính xác trong forex. Việc kết hợp mô hình nến đảo chiều với chỉ báo Stochastic giúp Trader yên tâm hơn với nhận định của mình. Bạn chỉ cần xác định xu hướng thị trường đang tăng hay giảm. Tiếp đó bạn tìm vùng xuất hiện mô hình nến đảo chiều kèm theo Stochastic có tín hiệu quá mua hoặc quá bán. Đây là điểm đặt lệnh bán/mua.

5.4. Stochastic kết hợp với đường Moving Average (đường MA)

Đường MA là đường trung bình động giúp xác định xu hướng kết thúc hay đảo chiều thị trường. Để kết hợp với Stochastic, bạn sẽ dùng đường EMA 200.

  • Nếu giá nằm trên đường EMA 200 và Stochastic đang quá bán, đây là thời điểm thích hợp đặt lệnh buy.

  • Nếu giá nằm dưới đường EMA 200 và Stochastic đang quá mua, đây là thời điểm đặt lệnh sell.

Đây là một chiến lược giao dịch đi theo xu hướng, vậy cho nên khi gặp một thị trường đi ngang, sẽ có khá nhiều tín hiệu giao dịch được hình thành, và có rất nhiều tín hiệu nhiễu khiến bạn có thể bị dừng lỗ sớm nếu không lọc tín hiệu giao dịch một cách cẩn thận

Để tránh trường hợp này, bạn hãy để ý góc của chỉ báo EMA 200, nếu góc đó gần như đi ngang, thì tốt nhất đừng giao dịch để tránh rủi ro thua lỗ.

6. Lưu ý khi giao dịch với Stochastic

Khi sử dụng chỉ báo này để phân tích kỹ thuật và quyết định vào lệnh, bạn cần ghi nhớ:

  • Không phải lúc nào Stochastic có tín hiệu quá bán hay quá mua là vào lệnh ngay. Bạn nên kiểm tra thêm các chỉ báo khác. Càng có nhiều chỉ báo đồng thuận, xác suất dự báo càng hiệu quả.
  • Biểu đồ Stochastic Oscillator ở khung càng lớn thì cho tín hiệu càng ít sai lệch hơn.
  • Hãy giao dịch theo xu hướng chính của thị trường để hạn chế rủi ro. Đặc biệt các nhà đầu tư mới tham gia giao dịch nên chú ý điều này.

Chỉ báo Stochastic vô cùng phù hợp với các nhà giao dịch theo dao động. Vì thế bạn hãy lưu ý và nắm rõ những điều trên để vào lệnh hiệu quả và an toàn nhất.

ShareTweetShare
Bài viết trước

TOP 3 mẫu hình biểu đồ phổ biến nhất trong giao dịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP 3 mẫu hình biểu đồ phổ biến nhất trong giao dịch

TOP 3 mẫu hình biểu đồ phổ biến nhất trong giao dịch

23/04/2022

Các mẫu hình biểu đồ là nền tảng xây dựng cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các nhà giao dịch có thể sử dụng các mẫu biểu đồ để dự đoán chuyển động giá...

NFT là gì? Cách chơi NFT từ A-Z cho người mới bắt đầu

NFT là gì? Cách chơi NFT từ A-Z cho người mới bắt đầu

23/04/2022

NFT đang nổi lên là một trào lưu đầu tư rất nóng bỏng, có sức hút rất lớn trên toàn cầu. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những từ ngữ như game NFT, tranh...

Tại sao bạn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

Tại sao bạn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

21/04/2022

Tất cả chúng ta có lẽ đều đã quen với việc mất đi số lời mà ta vừa thắng được trong một giao dịch, nhưng tại sao chúng ta lại làm điều này? Nguyên nhân...

10 nguyên tắc giao dịch để kiếm tiền hàng ngày của Andrew Aziz

10 nguyên tắc giao dịch để kiếm tiền hàng ngày của Andrew Aziz

21/04/2022

Andrew Aziz là một nhà đầu tư chuyên nghiệp tại thị trường chứng khoán với đa dạng lĩnh vực từ cổ phiếu, hợp đồng tương lai, ETFs, và thị trường forex. Mặc dù sở hữu...

Giao dịch CFD là gì? Tại sao giao dịch CFD lại hấp dẫn

Giao dịch CFD là gì? Tại sao giao dịch CFD lại hấp dẫn

03/03/2022

CFD là một công cụ tài chính phái sinh rất phổ biến trên thị trường tài chính hiện nay. Bạn đã có thể nghe đến thuật ngữ này ở đâu đó, nhưng bạn chưa nắm...

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

Đầu tư Forex (ngoại hối) – Hướng dẫn đầu tư Forex từ A đến Z

10/08/2021
Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

Sàn Exness Review- Đánh giá uy tín và chất lượng sàn Exness 2022

18/05/2022

Top 5 sàn forex uy tín nhất, tốt nhất Việt Nam 2022

18/05/2022

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

Sàn FXTM [REVIEW] – Đánh giá sàn FXTM (ForexTime) A-Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

Sàn FBS [REVIEW] – Đánh giá sàn FBS từ A đến Z mới nhất 2022

18/05/2022
Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

Sàn HotForex [REVIEW]: Đánh giá HotForex từ A-Z mới nhất 2022

23/04/2022
Sàn LiteForex Review 2020

Sàn LiteForex (REVIEW)- Đánh giá LiteForex mới nhất 2022

23/04/2022
Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

Review sàn IC Markets – Đánh giá ưu & nhược điểm sàn IC Markets

11/08/2021
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
Liên Hệ: admin@giaodichforex.net

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • TRANG CHỦ
  • FOREX LÀ GÌ
  • KIẾN THỨC TRADING
  • REVIEW SÀN FOREX
  • EBOOK FOREX
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

© 2021 GIAODICHFOREX.NET - All Rights Reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In